Mù màu là tình trạng bạn không thể nhìn đúng màu sắc một cách bình thường. Mù màu thường xảy ra khi bạn không thể phân biệt được các màu nhất định. Thường là màu xanh lá cây và màu đỏ, đôi khi là màu xanh lam.
Thế nào là mù màu?
Võng mạc có 2 loại tế bào cảm nhận ánh sáng là tế bào nón và tế bào que. Thế bào que nhạy cảm vơí ánh sáng yếu. Tế bào nón tập trung ở quanh vùng trung tâm có nhiệm vụ nhận biết màu sắc. Có 3 loại tế bào nón nhận cảm cho màu xanh lá cây, xanh lam và đỏ. Não nhận tín hiệu từ các tế bào này và phân biệt được các màu sắc khác nhau.
Tùy thuộc loại tế bào nón bị tổn thương mà mức độ mù màu khác nhau. Người mù màu nhẹ có thể nhìn màu sắc bình thường dưới ánh sáng tốt nhưng khó nhìn trong ánh sáng yếu. Người mù màu hoàn toàn chỉ thấy màu xám. Mù màu thường xảy ra ở cả 2 mắt, không tiến triển trong suốt cuộc đời.
Triệu chứng của mù màu
Các triệu chứng thường được cha mẹ quan sát thấy khi trẻ còn nhỏ. Tuy vậy, triệu chứng có thể không rõ ràng nhất là đối với mù màu nhẹ. Các triệu chứng thường gặp là
- Khó phân biệt giữa các màu sắc xanh lá – đỏ, xanh dương – vàng.
- Người mù màu nặng sẽ không nhìn thấy được sắc độ hoặc các tông màu giống nhau.
>>> Tìm hiểu thêm: Người mù màu nhìn sự vật như thế nào?
Điều trị mù màu
- Nếu mù màu do biến chứng từ bệnh khác thì có thể có khả năng điều trị được.
- Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cho bệnh mù màu bẩm sinh do di truyền. Tuy nhiên có một loại kính áp tròng, kính gọng có tác dụng lọc màu sắc giúp bệnh nhân có thể nhận biết được một phần màu sắc.
Kính áp tròng
Kính gọng
- Liệu pháp điều trị gen đang được nghiên cứu mở ra hi vọng điều trị triệt để cho bệnh nhân mù màu.
Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.