Bạn có biết: Hiện tượng Myopia là gì và cách điều trị

Myopia được bắt nguồn từ chữ miops trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là tật nhìn gần, những người mắc tật này nhìn không rõ vật thể ở xa.  

Nguyên nhân mắc chứng Myopia

  • Do độ cong – công suất của giác mạc hoặc thủy tinh thể tăng lên là nguyên nhân khiến ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc gây ra cận thị
  • Do trục nhãn cầu: trục (chiều dài) của mắt tăng lên khiến công suất khúc xạ cũng tăng theo, đây là nguyên nhân khiến ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc
  • Chỉ số khúc xạ: chỉ số khúc xạ tăng lên của mắt tăng lên khiến công suất khúc xạ cũng tăng theo, đây là nguyên nhân khiến ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc (ví dụ Bệnh nhận bị đục Thủy tinh thể)
  • Vị trí : sự sai lệch vị trí của thủy tinh thể (ví dụ như do chấn thương) cũng khiến cho ánh sáng hội tụ ở phía trước võng mạc.

cận thị, DND

Myopia có 2 loại:

  • Bẩm sinh
    • Cận thị bệnh lý: mắc tật cận thị ngay từ khi sinh ra, đây là loại cận thị tiến triển có liên quan tới yếu tố gia đình
    • GEN và nhóm bệnh nhân này cũng thường dễ gặp thoái hóa võng mạc, bong dịch kính, bong võng mạc…
  • Cận thị thông thường
    • Cận thị học đường: đây là loại thường gặp nhất, bệnh nhân mắc tật cận thị từ khi được 5 -10 tuổi và tiến triển đến năm 15-20 tuổi, nguyên nhân thường là do độ cong hoặc do trục của mắt

Triệu chứng và phương pháp chẩn đoán Myopia

Có một số triệu chứng Myopia dễ nhận thấy như:

  • Nhìn vật ở xa mờ
  • Nhức mỏi mắt, chảy nước mắt
  • Nheo mắt để cố nhìn rõ vật ở xa
  • Lác
  • Mắt lồi to hơn so với bình thường

Phương pháp chẩn đoán

  • Soi bóng đồng tử: đây là một dụng cụ cầm tay, bác sĩ dựa vào sự phản xạ và di chuyển của luồng ánh sàng từ thiết bị này nhằm đưa ra kết quả khúc xạ một cách chính xác – khúc xạ khách quan
  • Siêu âm A: Dùng sóng siêu âm để tính toán chiều dài của mắt (1mm trục nhãn cầu tương ứng 3 diop)

Cách điều trị chứng Myopia

Nguyên tắc chúng ta cần giảm công suất khúc xạ của mắt để ánh sáng hội tụ tại võng mạch thay vì hội tụ phía trước võng mạc.

Sử dụng thấu kính

  • Sử dụng thấu kính phân kỳ như: kính gọng, kính áp tròng mềm ban ngày
  • Kính Ophto K :  Làm thay đổi công suất Giác mạc trung tâm do lực của kính giúp hạn chế tăng độ cận và không cần đeo kính gọng ban ngày

Phẫu thuật trên giác mạc và thủy tinh thể

  • Phương pháp này bao gồm nhiều phương thức khác nhau laser thay đổi công suất hội tụ của giác mạc và luôn được thay đổi cũng như cải tiến nhằm mang lại cho người mắc Tật khúc xạ thị lực tốt, thời gian phục hồi nhanh và an toàn: Như Lasik, PRK, LASEK hiện đại hơn là Femto Lasik và ReLEX Smile– Các phương pháp phẫu thuật khác: thay thủy tinh thể nhân tạo, phakic-ICL dành cho bệnh nhân có độ cận cao, giác mạc mỏng không đủ điều kiện phẫu thuật laser.

Vậy nên, khi có bắt cứ dấu hiệu lạ về thị lực, bạn nên đến những cơ sở khám chữa mắt uy tín để sớm tìm ra bệnh và có hướng điều trị. Vì cận thị cao có nguy cơ gây mất thị lực nên bạn cần kiếm tra và không nên chủ quan.

DND-tu-van-mien-phi

5/5 - (1 vote)