Ảnh hưởng một số bệnh toàn thân đến mắt

Có một số bệnh toàn thân có thể dẫn đến bệnh lý tại mắt, nặng nhất là những bệnh lý ở võng mạc mà người ta thường gọi là bệnh đáy mắt. Đặc điểm của những bệnh này là người bệnh không hề có cảm giác đau hay đỏ mắt mà chỉ có triệu chứng nhìn mờ dần thậm chí có thể mù lòa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể gây tổn thương võng mạc như nhiễm vi khuẩn  ( bệnh lao, giang mai …), nhiễm ký sinh trùng (bệnh toxo …), nhiễm virus ( CMV, zonna, HIV…) hoặc ngộ độc một số thuốc chữa bệnh, rượu, thuốc lá. Nhưng thường gặp nhiều nhất là những bệnh lý của tim, mạch máu, bệnh đái tháo đường.

Một số bệnh điển hình gây ảnh hưởng đến mắt

Đái tháo đường

  • Trên những người bị bệnh võng mạc đái tháo đường sẽ có những biến đổi trong máu cũng như thành mạch máu làm cho các mạch máu nhỏ dễ bị tắc hoặc dãn ra còn gọi là các vi phình mạch.

bệnh toàn thân ảnh hưởng đến mắt

  • Sau đó có sự rò rỉ của các chất trong lòng mạch gây ra phù và xuất tiết, giai đoạn này còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường chưa tăng sinh, người bệnh chỉ giảm thị lực chút ít.
  • Khi có những mạch máu bị tắc nghẽn gây thiếu máu và vỡ mạch nhiều gây chảy máu thì bệnh nhân sẽ giảm thị lực nhiều hơn, còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh.
  • Khi võng mạc bị thiếu máu lâu sẽ có phản ứng sinh tân mạch. Những tân mạch này dễ vỡ gây chảy máu ồ ạt ( xuất huyết võng mạc – dịch kính) thì bệnh nhân không nhìn được gì nữa, còn gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh biến chứng.

Tim mạch – tăng huyết áp

  • Bệnh tăng huyết áp có thể gây biến đổi và biến chứng nặng cho các bộ phận trong cơ thể như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận… Ngoài ra bệnh còn gây biến đổi ở võng mạc gọi là bệnh võng mạc cao huyết áp hoặc các biến chứng nặng tại mắt như tắc động mạch trung tâm võng mạc, tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, thiếu máu đầu thị thần kinh cấp hay hội chứng tắc mao mạch hắc mạc cấp tính gây bong võng mạc nội khoa.

bệnh toàn thân ảnh hưởng đến mắt

  • Bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường được phát hiện ngẫu nhiên vì thị lực còn được bảo tồn lâu dài. Trên người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp thường không nghĩ đến nên chỉ khi mờ mắt và đi khám mới phát hiện bệnh tăng huyết áp.
  • Ngoài ra bệnh tăng huyết áp còn gây các biến chứng :

             + Tắc động mạch trung tâm võng mạc : bệnh nhân mù đột ngột. Sau khi ngủ dây, sau 1 động tác mạnh ( vấp ngã, cúi đầu…) hoặc tự nhiên. Những trường hợp này bệnh nhân phải đến khám cấp cứu tại các chuyên khoa mắt. Nếu đến khám chậm sau 6 giờ thì rất hiếm khả năng hồi phục thị lực.

Thiếu máu

  • Bệnh lý thiếu máu thường gặp ở người bệnh mạn tính, thiếu niên đang lớn, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ…Các triệu chứng về mắt thường gặp là hoa mắt, nhìn mờ từng lúc, nhức mỏi mắt, kém tập trung, lão thị sớm, đục thủy tinh thể bệnh lý, bệnh lý võng mạc thiếu máu.

U tuyến yên-U não

  • Một số bệnh lý về u não gây nên các rối loạn về thị lực và thị trường. Bệnh nhân thấy mắt nhìn mờ từ từ, không rõ ràng, hẹp thị trường. Đến khám mắt tại các cơ sở chuyên khoa có máy móc tiên tiến, chụp đáy mắt phát hiện bất thường về thần kinh thị giác, làm thị trường tháy các khiếm khuyết về thị trường. Khi cho bệnh nhân chụp CT hoặc MRI sọ não thấy có các tổn thương ở não, cần chuyển bệnh nhân đến đúng chuyên khoa sọ não để điều trị kịp thời.

Bệnh Basedow

  • Bệnh basedow gây nên nhiều rối loạn về cấu trúc và chức năng của mắt. Hay gặp nhất là tình trạng co rút mi trên, Bệnh cũng hay gây lồi mắt, có khi lồi nhiều gây hở mi, viêm loáy giác mạc. Hoặc bệnh có thể gây ra các triệu chứng nóng rát mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, song thị…

Dự phòng và điều trị

  1. Nếu đã xác định có những bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cần phải tuân thủ chế độ kiểm soát huyết áp, đường máu và khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương tại mắt.
  2. Nếu bác sỹ đã phát hiện các tổn thương tại mắt thì bệnh nhân cần có hồ sơ theo dõi (chụp ảnh đáy mắt, các khám nghiệm bổ sung ) cần điều trị kết hợp bệnh tại mắt và bệnh toàn thân.
  3. Đối với bệnh nhân đái tháo đường:
    * Nếu thời gian đái tháo đường trên 5 năm cần chụp mạch huỳnh quang đáy mắt để phát hiện sớm các tổn thương.
    * Nếu người bệnh đã có tổn thương võng mạc nhưng kiểm soát đường huyết tốt thì cần chụp huỳnh quang 1 lần/năm để có chỉ định điều trị laser.
    * Nếu đã có chỉ định làm laser võng mạc điều trị thì phải chụp mạch huỳnh quang bất cứ lúc nào cần thiết để đánh giá tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị.
    * Nếu đã có biến chứng chảy máu dịch kính và thị lực giảm nhiều hoặc mất thì có thể chỉ định phẫu thuật.
    * Nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh toàn thân mới mắc như tăng huyết áp, đái tháo đường…

    bệnh toàn thân ảnh hưởng đến mắt

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (2 votes)