Các tác nhân gây bệnh viêm nội nhãn là vi khuẩn, nấm đi vào mắt do mắt bị tổn thương. Viêm nội nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng mắt nặng nề, tiên lượng phục hồi phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện, chẩn đoán và phương pháp điều trị.
Thế nào là viêm nội nhãn?
Quá trình nhiễm khuẩn hoặc các tổ chức, mô trong nhãn cầu bị chấn thương gây ra các phản ứng viêm trong mắt được gọi là viêm nội nhãn.
Trong y khoa, viêm nội nhãn là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô bên trong mắt. Bệnh là biến chứng của việc nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm. Các tác nhân như virus hoặc động vật nguyên sinh hiếm khi gây ra bệnh viêm nội nhãn. Đối với bệnh viêm nội nhãn vô trùng thì đây có thể là do phản ứng đối với những mảnh kính còn lại trong mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc thuốc tiêm ở mắt.
Người bệnh khi gặp phải các triệu chứng như nhìn mờ, đau nhức mắt, cảm thấy bị kích thích khó chịu, nhức đầu, sợ ánh sáng, đau mắt đỏ, sưng nề xung quanh mắt, mệt mỏi, sốt, mất ngủ, kém ăn… thì nên dành thời gian để đi khám sức khỏe đôi mắt. Các dấu hiệu vừa nêu là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm nội nhãn. Bệnh nhân cần điều trị sớm để có nhiều cơ hội phục hồi chức năng thị giác, hạn chế tối đa biến chứng và nguy cơ mù lòa.
Viêm nội nhãn là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô bên trong mắt
Phân loại viêm nội nhãn?
Có 2 loại viêm nội nhãn là viêm nội nhãn ngoại sinh và viêm nội nhãn nội sinh.
Viêm nội nhãn được chia làm 2 loại chính dựa vào tác nhân gây bệnh
- Viêm nội nhãn ngoại sinh: Tác nhân chính gây bệnh này là nấm và vi khuẩn đi trực tiếp vào mắt từ môi trường bên ngoài sau khi bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật;
- Viêm nội nhãn nội sinh: Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lây lan từ các cơ quan khác của cơ thể đi theo đường máu.
Nguyên nhân chính dẫn tới viêm nội nhãn ở người
Các nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm nội nhãn ở người bao gồm:
Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là những nguyên nhân gây ra bệnh viêm nội nhãn
- Viêm nội nhãn do vi khuẩn: Meningitidis, Staphylococcus Aureus, S.Epidermidis, S.Pneumoniae, Streptococcus spp, Propionibacterium Acnes, Pseudomonas Aeruginosa, vi khuẩn gram âm khác;
- Viêm nội nhãn do virus: Herpes simplex;
- Viêm nội nhãn do nấm: Candida spp, Fusarium;
- Viêm nội nhãn do ký sinh trùng: Toxoplasma gondii;
- Viêm nội nhãn khởi phát muộn: Chủ yếu do Propionibacterium Acnes.
4, Điều trị viêm mủ nội nhãn
Có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm nội nhãn là người bệnh bị chấn thương mắt hoặc vùng quanh mắt, tiến hành phẫu thuật mắt, tiêm nội nhãn hoặc bị nhiễm trùng huyết.
Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tầm nhìn, thị lực của bệnh nhân.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng, tìm hiểu bệnh sử, đặc biệt là bệnh nhân đã trải qua cuộc phẫu thuật mắt nào chưa hay từng bị chấn thương mắt chưa. Tiếp đến, sử dụng kính soi đáy mắt để có thể nhìn vào bên trong hoặc siêu âm mắt để kiểm tra xem có các mảnh vỡ bất thường nào nằm ở trung tâm mắt hay không. Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị phẫu thuật cắt dịch kính, gây tê mắt, sử dụng kim nhỏ để rút dịch trong phale thể. Dịch này được làm xét nghiệm để kiểm tra có chứa vi khuẩn hay các sinh vật khác hay không.
Để có thể tiến hành điều trị viêm mủ nội nhãn, bác sĩ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm trùng, việc điều trị có thể tùy chọn một hoặc nhiều phương pháp sau:
- Sử dụng kháng sinh nội nhãn: Mắt bị nhiễm bệnh được tiêm thuốc kháng sinh trực tiếp. Trong quá trình tiêm, bác sĩ có thể loại bỏ một ít dịch kính để nhưỡng chỗ cho kháng sinh;
- Sử dụng Corticosteroid: Để mắt giảm viêm và mau lành, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào mắt;
- Sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể tiêm kháng sinh;
- Sử dụng phương pháp cắt dịch kính: Để loại bỏ một phần dịch kính ở mắt bị bệnh và thay thế bằng nước muối vô trùng hoặc một loại dịch tương thích, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt dịch kính. Thủ thuật này chỉ được áp dụng với những trường hợp bị mất thị lực nghiêm trọng đến mức gần như bị mù.
Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm nấm, bác sĩ sẽ tiêm thuốc kháng nấm vào mắt bị bệnh hoặc tiêm đường tĩnh mạch hoặc lựa chọn cho bệnh nhân uống thuốc.
Để mắt giảm viêm và mau lành, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào mắt
Những điều cần chú ý để tránh viêm nội nhãn
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm nội nhãn, kiểm soát hay làm giảm các ảnh hưởng xấu đến thị lực, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Theo dõi và kiểm tra tình trạng mắt của mình thường xuyên. Cách tốt nhất là người bệnh lắng nghe tư vấn của bác sĩ nhãn khoa và tuân thủ thực hiện;
- Các trường hợp vừa trải qua một cuộc phẫu thuật mắt, việc tuân thủ các phương pháp chăm sóc do bác sĩ chỉ định là vô cùng quan trọng và cần thiết để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra;
- Trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường vùng mắt, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám;
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho đôi mắt;
- Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc để tránh tình trạng viêm do chấn thương hoặc các tác động bên ngoài, nhất là ở các môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, chất độc hại, ô nhiễm môi trường,…
Đi khám ngay khi mắt xuất hiện các triệu chứng bất thường
Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý về mắt trong đó có viêm nội nhãn. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
————————–
Tài liệu tham khảo:
https://eyewiki.aao.org/Endophthalmitis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3638360/