Bất thường khúc xạ ở trẻ em

Hiện nay, tỉ lệ bất thường khúc xạ ở trẻ em đang ngày càng tăng cao do nhiều nguyên nhân: bẩm sinh, sinh hoạt, … Bố mẹ cần nắm rõ để giúp con bảo vệ đôi mắt được tốt hơn.

 

Theo thống kê  của Bộ Y tế:

  • Có khoảng 88% trẻ sinh ra có độ khúc xạ trong khoảng viễn thị sinh lý
  • Có khoảng 5.1% trẻ sinh ra có độ viễn thị trung bình
  • Có khoảng 2.1% trẻ sinh ra có độ viễn thị cao
  • Có khoảng 3.4% trẻ sinh ra chính thị
  • Có khoảng 0.5% trẻ sinh ra có độ trong khoảng cận thị
  • Có khoảng 9% trẻ sinh ra có độ loạn thị
  • Có khoảng 0.01% trẻ sinh ra lệch khúc xạ

Viễn thị sinh lý là gì?

  • Khi mới chào đời, đa số mắt trẻ nhỏ có độ khúc xạ nằm trong khoảng từ +0.5D đến +4.00D, đây gọi là độ viễn thị sinh lý của trẻ nhỏ.
  • Viễn thị sinh lý được coi là bình thường ở trẻ mới sinh và sẽ chuyển dần thành mắt chính thị cùng với sự lớn lên của trẻ.
  • Độ khúc xạ nằm ngoài khoảng này được coi là có bất thường về khúc xạ.

Những bất thường khúc xạ thường gặp ở trẻ

  • Viễn thị cao (> +6.00D)
  • Viễn thị trung bình (+4.00D≤ D ≤+6.00D)
  • Chính thị (0 ≤ D ≤ +0.5)
  • Cận thị (D < 0)
  • Loạn thị
  • Lệch khúc xạ (chênh lệch khúc xạ giữa 2 mắt >2D)
  • Trẻ dưới 6 tuổi có độ khúc xạ > +4.00D có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực hai mắt cao hơn 10.8 lần so với trẻ bình thường
  • Nguy cơ bị lác cao hơn 9 lần so với trẻ bình thường.
  • Tăng nguy cơ bị nhược thị

Cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ có các dấu hiệu khó nhìn, nhức mắt, hay nheo mắt, lác,…thì thường lúc đó trẻ đã mắc tật khúc xạ nặng, do đó cha mẹ nên:

  • Đưa trẻ đi khám khúc xạ ngay từ khi trẻ được 3 tuổi
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ đưa trẻ đi khám ngay dù trẻ chưa đến 3 tuổi
  • Khám định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ
  • Thực hiện theo phương pháp điều trị của bác sĩ nếu trẻ nhỏ có bất thường về khúc xạ.

bất đồng khúc xạ trẻ em

Cách phòng ngừa và điều trị, kiểm soát bất thường khúc xạ

Phòng ngừa như nào cho hiệu quả

  • Không đọc sách, xem tv, điện thoại, máy tính bảng… ở khoảng cách quá gần (khoảng cách thích hợp từ 35-40cm)
  • Không đọc sách, xem tv, điện thoại, máy tính bảng… quá lâu (mỗi 45p nên nghỉ ngơi 10-15p)
  • Đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc sách, xem tv, điện thoại, máy tính bảng…
  • Tăng cường hoạt động ngoài trời (1-2h mỗi ngày)
  • Đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày.

bất đồng khúc xạ trẻ em

Điều trị và kiểm soát bất thường khúc xạ

Khi trẻ em bị tật khúc xạ thì sẽ có những cách điều trị sau:

Nếu trẻ bị cận thị:

  • Đeo kính gọng
  • Kiểm soát sự tiến triển cận thị bằng thuốc và/hoặc bằng kính áp tròng ban đêm Ortho-K
  • Hướng dẫn trẻ sử dụng mắt đúng cách, tăng cường hoạt động ngoài trời
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ

Nếu trẻ bị viễn thị trung bình hoặc cao:

  • Đeo kính gọng
  • Cận thị hóa viễn thị (khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như  vẽ tranh, tô màu, đọc truyện….)
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ

Nếu trẻ bị loạn thị/ lệch khúc xạ:

  • Loạn thị thấp thường biến mất khi trẻ lớn hơn
  • Đeo kính gọng
  • Đeo kính áp tròng ban đêm Ortho-K
  • Hướng dẫn trẻ sử dụng mắt đúng cách
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ

Nếu trẻ bị nhược thị:

  • Xác định và điều trị nguyên nhân gây ra nhược thị
  • Tập luyện thị giác 2 mắt…
  • Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)