5 điều bạn nên biết về thị giác của trẻ sơ sinh

Thị giác của trẻ sơ sinh có giống của người lớn không? Các bé có nhìn thấy thế giới theo cách mà người lớn nhìn thấy không? Đó là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đôi mắt hình thành như thế nào?

Tiền thân của đôi mắt là hai đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai ở ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ đây, hình thành dây thần kinh thị giác và các thành phần của đôi mắt. Khi trẻ được sinh ra, bản thân đôi mắt đã phát triển tương đối tốt nhưng trẻ chưa đủ khả năng tiếp nhận và phân tích những thông tin đó. Điều này sẽ được cải thiện dần dần trong quá trình em bé lớn lên.

mắt của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh nhìn thấy gì khi ra đời?

Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai màu: đen, trắng và sắc độ xám trung gian. Bé sẽ không thể di chuyển mắt của mình để quan sát cùng lúc hai đối tượng và chỉ có thể nhìn thấy vật thể trong phạm vi 20 – 30cm trước mặt. Điều này là do các thần kinh thị giác của mắt trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì vậy bé chỉ có thể nhìn gần hoặc thỉnh thoảng bố mẹ sẽ thấy em bé nhìn vô định về một hướng do chưa quen điều khiển mắt của mình.

Khi lớn hơn, trẻ sơ sinh bắt đầu có thể nhìn tập trung vào một vật thể. Tuy nhiên khi này khả năng phân biệt màu sắc của các bé chưa tốt, vì thế chúng thường thích thú với những món đồ rực rỡ hoặc có độ tương phản cao.

mắt của trẻ sơ sinh

Dần dần cho đến lúc 8 tháng tuổi, em bé sẽ có nhận thức về không gian xa gần, về chiều sâu, vật di chuyển, …. Đến lúc này, thị lực của trẻ đã gần như hoàn thiện như người lớn.

Tật khúc xạ “viễn thị”

Trẻ sơ sinh, các thành phần của mắt chưa phát triển toàn diện nên trẻ sẽ mắc tật khúc xạ viễn thị. Tuy nhiên đây là sinh lý bình thường, đôi mắt sẽ lớn lên theo tuổi của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy bé thường phản ứng với những ánh sáng rực rỡ bằng cách nhấp nháy mắt.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám mắt?

Tất cả những trẻ sau sinh đều được khám sơ bộ để phát hiện các dị tật ở mắt (không có nhãn cầu, không có mống mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh…) và điều trị kịp thời.

mắt của trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non dưới 33 tuần tuổi hoặc cân nặng sơ sinh dưới 1800g , trẻ sơ sinh mắc các bệnh phải thở oxy kéo dài đều phải được khám chuyên khoa mắt khi trẻ đủ 33 tuần để phòng ngừa và phát hiện kịp thời bệnh lý võng mạc trẻ đẻ non.

Ngoài ra khi ba mẹ thấy bé có triệu chứng sau đây cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay:

  • Chảy nước mắt, chảy mủ: nguyên nhân có thể do tắc đường dẫn nước mắt dẫn đến viêm nhiễm.
  • Đỏ mắt, ghèn rử: có thể trẻ đang mắc viêm nhiễm tại mắt.
  • Đục giác mạc: giác mạc hay còn gọi là lòng đen bình thường trong suốt, màu đen là màu của các thành phần phía sau, khi bị đục sẽ chuyển màu trắng đục. Các tổn thương dẫn đục giác mạc như loạn dưỡng giác mạc, Glocom bẩm sinh, hội chứng Peters…
  • Đồng tử hay “con ngươi” trắng: là phần hình tròn màu đen nằm chính giữa lòng đen, có màu đen và có thể thay đổi kích thước khi thay đổi cường độ ánh sáng. Đồng tử trắng là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư nguyên bào võng mạc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, nhiễm Rubella bào thai, nhiễm Toxocara, bệnh Coats…
  • Lác

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp có một đôi mắt khoẻ mạnh và đặc biệt chú ý không nên cho con xem thiết bị điện thử sớm.

Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là địa chỉ khám chuyên khoa mắt uy tín dành cho cả gia đình. Nếu con có một trong những biểu hiện, hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được khám và điều trị.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (1 vote)