Vai trò của botox trong nhãn khoa

  1. Giới thiệu về Botulinum

  • Botulinum là chất độc thần kinh có tác dụng làm giãn cơ tiếp giáp với thần kinh
  • Được chiết xuất từ vi khuẩn Gram âm Colostridium botulinum.
  • 2002 Botox được FDA của Mỹ phê duyệt sử dụng trong điều trị nếp nhăn cung mày.

tiêm botox trong nhãn khoa

2. Chỉ định điều trị Botox

  • Co quắp mi vô căn
  • Điều trị co quắp nửa mặt
  • Xoá nếp nhăn trán , đuôi mắt
  • Điều trị hở mi do bệnh lý nhãn giáp
  • Rung giật nhãn cầu bẩm sinh

3. Lưu ý và quy trình tiêm

3.1 Lưu ý trước khi tiêm

  • Bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ vùng mặt
  • Không trang điểm xung quanh vị trí điều trị
  • Không cần nhin ăn trước khi làm thủ thuật
  • Báo cho BS về tình trạng bệnh lý toàn thân Quá trình tiêm không gây đau đớn
  • Bệnh nhân xuất viện trong ngày

3.2 Quy trình tiêm botox

  • Các BS sẽ khám và tư vấn cho bệnh nhân trước khi làm thủ thuật
  • Làm các xét nghiệm cần thiết (nếu có)
  • Sát trùng, đánh dấu vị trí tiêm
  • Thực hiện tiêm vào các vị trí đã đánh dấu. Do mũi kim rất nhỏ nên hầu như bệnh nhân không cảm giác đau nhiều.

tiêm botox trong nhãn khoa

4. Chăm sóc sau khi tiêm và theo dõi

4.1 Chăm sóc sau khi tiêm

  • Không đụng chạm vào vùng tiêm trong ngày đầu
  • Không xoa bóp, Mát xa hay trang điểm vùng tiêm trong 3 ngày sau tiêm
  • Vùng tiêm có thể sẽ phù nề, bầm tím, mất cảm giác. Những hiện tượng này sẽ hết sau vài ngày
  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng hẹn
  • Báo ngay cho Bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường (mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, dị ứng…)

4.2 Theo dõi sau khi tiêm

  • Bệnh nhân sẽ thấy được kết quả trong vòng khoảng 1 tuần sau khi tiêm
  • Thông thường hiệu quả của thuốc kéo dài từ 3 đến 6 tháng.
  • Tiêm nhắc lại khi thuốc hết hiệu quả.
  • Lưu ý: phương pháp tiêm Botox chỉ có tác dụng tạm thời chứ không điều trị dứt điểm. Khi có dấu hiệu trở về ban đầu, bệnh nhân cần phải tái khám và điều trị theo chỉ định của BS. Không nên lạm dụng thuốc.
Rate this post