Đặc điểm các bộ phận của kính mắt và cách chọn kính phù hợp

Bên cạnh việc giúp cải thiện, hỗ trợ thị lực, kính mắt còn là một loại phụ kiện thời trang quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Cùng DND tìm hiểu các bộ phận của kính mắt qua bài viết bên dưới đây nhé.

Tổng quan về cấu tạo các bộ phận của kính mắt

Các bộ phận của kính mắt gồm những gì?

Kính mắt là một loại phụ kiện quen thuộc trong cuộc sống hiện nay

Kính mắt là một loại phụ kiện quen thuộc trong cuộc sống hiện nay

Kính mắt thông thường sẽ được chia thành 2 bộ phận quan trọng nhất đó là: tròng kính (thấu kính) và gọng kính. Chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về 2 bộ phận này để có thể lựa chọn cũng như xác định được chiếc kính phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

 

Sự khác nhau của các loại thấu kính

Thấu kính (tròng kính) được coi là một bộ phận quan trọng nhất khi cấu tạo nên chiếc kính. Tròng kính thường sẽ được thiết kế, sản xuất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng cũng như mong muốn của khách hàng.

Đối với người bị cận thị, tròng kính sẽ đảm nhận nhiệm vụ giúp cải thiện tầm nhìn, điều chỉnh độ khúc xạ. Bên cạnh tật cận thị thì tròng kính dành cho mắt viễn thị, loạn thị,…cũng sẽ có cấu tạo và chức năng khác nhau. Đối với kính râm thì tròng kính sẽ được sản xuất để đem lại tác dụng bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Các loại kính thời trang, kính bảo vệ mắt khi đi đường, kính sử dụng ban đêm,…cũng được làm từ những vật liệu chuyên dụng.

 

Kể tên các loại thấu kính hiện nay?

Tròng kính sẽ được thiết kế, sản xuất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng

Tròng kính sẽ được thiết kế, sản xuất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại thấu kính khác nhau. Một số loại thấu kính phổ biến đó là:

  • Thấu kính dạng phân cực: có tác dụng ngăn chặn ánh sáng khi phản chiếu từ mặt nước, giúp chống chói hiệu quả. Loại thấu kính này phù hợp với những người ngư dân đi biển.
  • Thấu kính dạng tráng gương: loại thấu kính này giúp giảm tải lượng ánh sáng từ mặt trời chiếu vào mắt, thường được sử dụng với các loại kính râm.
  • Thấu kính dạng Gradient: đây là loại thấu kính có cấu tạo phần trên tối, phần dưới sáng dần. Những người lái xe ô tô thường thích hợp sử dụng loại thấu kính này.
  • Thấu kính dạng đổi màu: loại thấu kính này điển hình ở việc kính sẽ chuyển tối khi ra ngoài ánh nắng, còn sẽ trở lại màu trong suốt khi ở trong nhà. Loại thấu kính này phù hợp với những người bị cận thị nhưng vẫn muốn dùng kính râm khi ra ngoài.
  • Thấu kính đa tiêu cự: loại kính này dành cho những đối tượng mắt bị lão hoá.
  • Thấu kính cận: loại kính này được thiết kế dành cho những người bị mắc tật khúc xạ. Từ loại thấu kính này các nhà sản xuất có thể chế tạo ra các loại khác nhau như: siêu mỏng, nhẹ, chống xước, chống bám vân tay,…

 

Gọng kính gồm những bộ phận như thế nào?

Cần lựa chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt

Cần lựa chọn gọng kính phù hợp với khuôn mặt

Gọng kính là bộ phận bao xung quanh tròng kính và có tác dụng bám sát vào vành tai, giúp kính được cố định trên khuôn mặt.

Cấu tạo của gọng kính bao gồm những bộ phận chính như sau:

  • Phần càng kính: kéo dài từ khu vực vành mắt đến tai.
  • Phần viền gọng: bao quanh phần tròng kính.
  • Ve đệm cho mũi: là bộ phận nằm giữa 2 tròng kính, đóng vai trò cầu nối, giúp giữ kính cân bằng.
  • Phần đuôi gọng kính: nối sau càng kính, có thể được bọc nhựa để giúp cố định kính.
  • Phần cầu gọng kính: nằm ở chính giữa, có tác dụng nối 2 vành kính với nhau.
  • Phần chân ve mũi: là bộ phận kim loại nằm ở trên ve đệm mũi.
  • Khớp nối trên kính: sẽ được cố định bằng ốc vít để dễ tháo lắp.

 

Cần lưu ý các ký hiệu trên kính mắt

Trước khi mua kính, chúng ta cần nắm rõ về một số ký hiệu xuất hiện trên kính mắt:

  • Số model của mắt kính.
  • Mã màu của kính.
  • Khoảng cách, độ rộng của mắt kính.
  • Khoảng cách giữa 2 mắt kính ra sao.
  • Chiều dài của gọng kính.

Khi đã nắm được các ký hiệu này, chúng ta sẽ có thể dễ dàng so sánh các loại gọng kính với nhau, từ đó lựa chọn được loại kính phù hợp với khuôn mặt cũng như sở thích của mình.

 

Các bộ phận của kính mắt được làm từ chất liệu gì?

Đối với bộ phận tròng kính, thường được làm bằng 4 loại vật liệu như: thuỷ tinh, nhựa, Polycarbonate, chất liệu có độ chiết suất cao (high index). Bên cạnh đó, nhà sản xuất có thể bổ sung thêm 1 số vật liệu để giúp tròng kính có tác dụng: chống xước, chống bám vân tay, chống nước,…

Với gọng kính, phổ biến nhất là 2 loại chất liệu: nhựa và kim loại. Tuy nhiên, mỗi chất liệu này cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và giá cả.

Những loại gọng kính làm bằng nhựa

Gọng kính bằng nhựa có ưu điểm là đa dạng màu sắc như: đen, trắng, xanh, hồng,..Chất liệu nhựa cũng đem lại giá cả khá bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng sử dụng.

Gọng kính được làm từ chất liệu nhựa thường được ưa chuộng

Gọng kính được làm từ chất liệu nhựa thường được ưa chuộng

Một số loại nhựa thường được sử dụng để sản xuất gọng kính đó là:

  • Acetate: loại nhựa này có độ bền khá cao, không gây xước, dị ứng cho da mặt.
  • Nhựa TR90: đem lại độ dẻo, đàn hồi cao, có độ nhẹ, dễ dàng uốn cong theo mong muốn. 
  • Nhựa Ultem: độ bền cao, khó gãy.
  • Injection: có giá thành bình dân, tính đàn hồi kém.
  • Nhựa Optyl: được sử dụng khá phổ biến đối với các mẫu kính hàng hiệu cao cấp.

Những loại gọng kính làm bằng kim loại

Gọng kính kim loại cũng rất phổ biến và được nhiều người tin dùng

Gọng kính kim loại cũng rất phổ biến và được nhiều người tin dùng

Bên cạnh gọng nhựa thì gọng kim loại cũng được sử dụng rất phổ biến. Một số chất liệu phổ biến đó là:

  • Titanium: đem lại độ bền cao, không làm dị ứng, tuy nhiên giá thành khá cao.
  • Aluminum: có độ nhẹ, bền, dẻo.
  • Stainless steel: có độ nhẹ, khả năng chống ăn mòn tốt.

Hi vọng bài viết trên đây của DND sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, hiểu biết về các bộ phận của kính mắt, từ đó dễ dàng lựa chọn cho mình một chiếc kính phù hợp với nhu cầu, sở thích của mình. Truy cập ngay website matquocte.vn để tìm hiểu thêm các kiến thức về mắt!

 

Rate this post