Cận thị là một trong những điều phiền toái ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhưng liệu chúng ta có đủ kiến thức về nguyên nhân và cách chữa bệnh cận thị hay không?
1. Định nghĩa về cận thị
Cận thị là một tật khúc xạ ở mắt. Người cận thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận các chi tiết hình ảnh ở xa, phải cố gắng điều tiết để thấy rõ ( bộc lộ qua động tác nheo mắt). Đây là một tật khúc xạ thường gặp nhất, đặc biệt ở lứa tuổi đi học, thanh thiếu niên.
2. Triệu chứng của bệnh cận thị
Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:
- Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa;
- Thường xuyên nheo mắt;
- Nhức đầu do mỏi mắt;
- Khó nhìn thấy vào ban đêm.
3. Nguyên nhân
- Do di truyền
- Do môi trường bao gồm tiếp xúc với ánh sáng không đủ, ít hoạt động thể chất
- Do thói quen sinh hoạt: sử dụng nhiều các thiết bị điện tử, ngồi không đúng tư thế
- Do dinh dưỡng: ăn uống thiếu chất.
- Do không được thăm khám và điều trị đúng cách
4. Điều trị
- Đeo kính đúng số và thăm khám định kỳ: kính gọng, kính áp tròng mềm, kính orthoK
- Sử dụng các phương pháp phẫu thuật khúc xạ
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Sử dụng thuốc atropin 0.01% nhằm hạn chế gia tăng độ cận
- Khuyến khích trẻ hoạt động ngoài trời
- Ngồi học đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.