Bệnh võng mạc trẻ đẻ non và tầm soát bệnh

I. Bệnh võng mạc trẻ đẻ non là gì

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non là một tình trạng bệnh lí của mắt do sự phát triển bất thường của mạch máu võng mạc. Bệnh xảy ra ở một số trẻ đẻ thiếu tháng, nhẹ cân và có tiền sử thở oxy kéo dài. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa do tổ chức xơ mạch tăng sinh, co kéo gây bong võng mạc.

võng mạc trẻ sinh non

II. Yếu tố nguy cơ

  • Cân nặng và tuổi thai khi sinh: cân nặng và tuổi thai càng thấp trẻ càng có nguy cơ bị bệnh, bệnh càng nặng và càng khó điều trị
  • Thở oxy cao áp: nếu trẻ sinh non cần phải thở oxy
  • Các yếu tố rủi ro khác có thể xảy ra đối với ROP bao gồm: thiếu máu, nhiễm trùng, truyền máu, xuất huyết não thất, bệnh màng trong, thiếu oxy mãn tính bào thai, chậm nhịp tim, có những cơn ngừng thở ngắn, bệnh tim, dân tộc (ROP xảy ra nhiều hơn ở trẻ em da trắng)

III. Tầm soát bệnh võng mạc trẻ đẻ non

3.1 Quản lí thai nghén tốt

  • Chăm sóc bản thân tốt tránh các bệnh lí có nguy cơ gây đẻ non như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật bằng cách
  • Cải thiện chế độ ăn uống, giảm béo phì liên quan đến thai kỳ
  • Ngừng hút thuốc và uống rượu trước và trong mang thai
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
  • Các bệnh nhiễm trùng toàn thân hay tại đường sinh dục, các bệnh lây tuyền qua đường tình dục cũng là yếu tố gây đẻ non, do đó cần vệ sinh thân thể tốt, khám định kỳ và điều trị sớm nếu có viêm nhiễm.
  • Khám thai định kỳ phát hiện những yếu tố gây đẻ non để phòng tránh và có hướng xử lý kịp thời.

3.2 Khi trẻ đã bị đẻ non, cần được chăm sóc và điều trị tốt đề giảm tỉ lệ ROP

võng mạc trẻ sinh non

  • ROP là bệnh gây phá hủy chức năng thị giác nhưng có thể điều trị thành công nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để phát hiện và chẩn đoán bệnh VM trẻ đẻ non cần có chế độ thăm khám định kỳ và có hệ thống cho tất cả trẻ đẻ non có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

  • Tiêu chuẩn khám sàng lọc:
    • Trên thế giới, cân nặng nhỏ hơn 1500gram hoặc trẻ đẻ non nhỏ hơn 31 tuần
    • Tại Việt Nam, cân nặng nhỏ hơn 1800gram hoặc tuổi thai khi sinh nhỏ hơn 33 tuần
    • Riêng cân nặng nhỏ hơn hoặc bằng 2000 gram hoặc tuổi thai khi sinh nhỏ hơn 35 tuần mà có yếu tố nguy cơ cao cũng cần được khám mắt.
    • Đối với trẻ có yếu tố như trên, bố mẹ cần lưu ý: sau khi bé sinh được 3- 4 tuần tuổi (hoặc khi trẻ được 31 tuần tuổi tính từ ngày thụ thai) thì nên chủ động đưa trẻ đi khám mắt để được thăm khám chính xác.
5/5 - (1 vote)