(Tiếng Việt) Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ và cách điều trị

Sorry, this entry is only available in Tiếng Việt. For the sake of viewer convenience, the content is shown below in the alternative language. You may click the link to switch the active language.

Tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ nhỏ ngày một tăng cao do điều kiện học tập, chế độ dinh dưỡng và tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử. Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết dưới đây!

Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ là gì?

Khi hình ảnh của vật không rơi đúng vào võng mạc do nguyên nhân nào đó khiến mắt không có khả năng hội tụ chính xác những tia sáng đi vào mắt, đó là mắt có tật khúc xạ. Tật khúc xạ bao gồm cận thị, loạn thị, viễn thị. Các tật khúc xạ làm giảm sức nhìn, ảnh hưởng đến sinh hoạt… Cận loạn thị cao hay Viễn loạn thị cao ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Bất đồng khúc xạ có thể dẫn đến nhược thị, lác…

 

Tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ

  • Cận thị: Hình ảnh rơi trước võng mạc, nhìn xa không rõ.
  • Viễn thị: Hình ảnh rơi sau võng mạc, nhìn gần mờ.
  • Loạn thị: Hình ảnh không rơi đồng đều trên võng mạc, nhìn nhoè dù ở khoảng cách xa hay gần.

DND-tu-van-mien-phi

Biểu hiện của trẻ mắc tật khúc xạ

  • Nheo mắt, nghiêng đầu, vẹo cổ khi nhìn.
  • Không nhìn rõ chữ viết trên bảng, đưa sách sát gần mắt để nhìn…
  • Hay chép bài nhầm, đọc nhầm chữ.
  • Thay đổi điều tiết của mắt dẫn đến trẻ dễ bị mỏi mắt, đau đầu, nhức mắt và chảy nước mắt.

 

Nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ nhỏ

  • Do nhìn gần quá nhiều, trong thời gian dài.
  • Học tập trong môi trường ánh sáng kém, ánh sáng xanh (máy vi tính, màn hình điện tử, điện thoại). Thói quen đọc sách, sử dụng thiết bị nhìn không hợp lý.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin A.
  • Yếu tố di truyền.
  • Do cấu trúc giác mạc, Thủy tinh thể…

Cần làm gì để hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ ở trẻ?

Để chăm sóc mắt cho các bé tuổi học đường đúng cách, bạn nên làm theo các hướng dẫn sau:

  • Tư thế ngồi học đúng, đầu và thân được giữ thẳng, hai vai hơi mở ra phía sau, chân để thõng vuông góc với mặt sàn, hai cẳng tay đặt lên bàn.
  • Chiều cao của bàn phù hợp với chiều cao của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn từ 30cm trở lên.
  • Học tập và sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng hợp lý. Nên sử dụng ánh đèn vàng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, bàn học nên quay ra cửa sổ.
  • Khoảng cách ngồi xem tivi tối thiểu là 4m, ngoài ra cần được tư vấn cụ thể với mỗi loại kích thước tivi.
  • Khi mắt phải làm việc nhiều, khoảng ba mươi phút hoặc một giờ, trẻ nên nghỉ ngơi và thư giãn mắt, duy trì 3 giây/chớp mắt 1 lần.

Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ chưa thể áp dụng phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ. Do đó cách tối ưu nhất là đưa con em mình đến các Bệnh viện mắt uy tín để khám và cắt kính phù hợp với độ cận của trẻ. Quy trình khám và cắt kính ở Bệnh viện Mắt Quốc tế DND như sau:

  1. Đo khúc xạ bằng máy tự động.
  2. Thử thị lực không kính và kính cũ nếu có.
  3. Khám khúc xạ chủ quan.
  4. Khám khúc xạ khách quan (soi bóng đồng tử – sau liệt điều tiết) đối với trẻ em.
  5. Khám khúc xạ toàn nhãn đặc hiệu trên máy OPD Scan (khảo sát bản đồ giác mạc) khi có chỉ định.
  6. Chụp đáy mắt màu phát hiện sớm các tổn thương do Tật khúc xạ gây nên.
  7. Cấp đơn kính (tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp) và được lưu thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu của bệnh viện.

Quý khách hàng cần hỗ trợ về đặt lịch khám, thông tin về các dịch vụ có tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND vui lòng liên hệ qua số Hotline 0969.128.128 – 0968.11.55.88 để được tư vấn và giải đáp.

DND-dat-lich-kham

5/5 - (2 votes)